0903.020.515 Chuỗi Giao Nước WinWater.vn Trang Chủ

Uống đủ nước là tốt nhưng thừa nước sẽ gây hại, làm sao để biết mà tránh?

2020-07-02 02:26:20

Bạn cho rằng uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, song các chuyên gia cảnh báo uống quá nhiều nước là không cần thiết và có thể sẽ mang đến những tác hại khôn lường. Uống đủ nước là tốt nhưng thừa nước sẽ gây hại. Vậy làm sao để biết cơ thể thừa nước hay thiếu nước ? Chúng ta cùng tìm hiểu về những mối nguy hại trước tình trạng thừa nước trong cơ thể trong bài viết này để có thể điều chỉnh lại lượng nước mỗi ngày cho phù hợp hơn bạn nhé.

Để giữ một cơ thể khỏe mạnh, điều quan trọng nhất là phải bổ sung lượng chất lỏng mà chúng ta bị mất đi khi đổ mổ hôi, thở và nước tiểu. Tất nhiên, cách tốt nhất đó là uống nước. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc uống càng nhiều càng tốt. Thậm chí nếu lượng nước được nạp vào cơ thể mỗi ngày quá nhiều dẫn tới cơ thể thừa nước, điều này sẽ gây ra những tác hại tiêu cực tới sức khỏe.

icon mũi tênThông tin hữu ích cho bạn : Những lợi ích thiết thực của nước với sức khỏe

Cơ Thể Thừa Nước Gây Hại Như Thế Nào?

Cơ thể thừa nước gây ảnh hưởng nhiều tới thận

Cơ thể thừa nước gây ảnh hưởng nhiều tới thận

Thận là cơ quan có chức năng lọc nước, do đó, nếu bạn uống nước quá mức sẽ khiến thận phải tăng giờ hoạt động lên. Lâu ngày, thận mệt mỏi, chức năng suy giảm nên có thể gây ra các bệnh về thận như sỏi thận, yếu thận, suy thận...

Uống thừa nước làm sưng các tế bào

Cơ thể bạn có các ion natri và kali tự do hoạt động như chất điện giải giúp cân bằng chất lỏng giữa tế bào và máu. Khi lượng nước tăng quá mức khiến nồng độ chất điện giải giảm, nước di chuyển từ máu vào trong tế bào. Điều này làm cho tế bào sưng lên thậm chí có thể dẫn đến sưng não rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Thừa nước làm hạ kali máu

Khi bị thừa nước, cơ thể sẽ phải giải phóng nước thông qua mồ hôi và nước tiểu từ đó làm giảm mức kali trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể gây hạ kali với triệu chứng như nôn mửa, huyết áp thấp, tê liệt, buồn nôn và tiêu chảy.

Dễ bị chuột rút khi cơ thể thừa nước

Tiêu thụ quá nhiều nước sẽ làm giảm lượng chất điện giải của cơ thể. Sự mất cân bằng chất lỏng cũng ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp dẫn đến co thắt cơ và chuột rút.

Cơ thể thừa nước ảnh hưởng lớn đến tim

Uống quá nhiều nước có thể gây căng thẳng quá mức lên tim do lượng máu về tim tăng lên và cũng có thể dẫn tới động kinh trong một số trường hợp.

Tỉ lệ lượng nước được phân bố trên các bộ phận trong cơ thể

Tỉ lệ lượng nước được phân bố trên các bộ phận trong cơ thể

Những Dấu Hiệu Dễ Nhận Biết Khi Cơ Thể Thừa Nước

Bạn có thể nhận biết cơ thể có đang thừa nước hay không thông qua một số dấu hiệu như:

 - Nước tiểu trong veo : Bình thường nước tiểu có màu trong vàng và trong, khi nước tiểu trong veo thì chứng tỏ bạn đã nạp quá nhiều nước vào cơ thể. Lúc này, tốt nhất bạn nên điều chỉnh lại việc uống nước của mình.

 - Đi tiểu nhiều : Đi tiểu trên 10 lần một ngày cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thừa nước. Tiểu nhiều không chỉ ảnh hưởng đến thận mà còn gây ra tnhf trạng tiểu đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tình trạng sức khỏe. 

 - Cảm thấy buồn nôn và nôn : Đây là dấu hiệu cho thấy lượng natri và kali trong máu bị suy giảm

 - Tay chân và môi sưng lên : Các triệu chứng này thường hiếm gặp, xuất hiện ở người uống nhiều hơn 10 cốc nước mỗi ngày, Khi các tế bào trong cơ thể chứa đầy nước, da bạn sẽ mọng lên, môi, tay và chân có thể sưng hoặc đổi màu. 

Các Dấu Hiệu Để Nhận Biết Một Cơ Thể Đang Thiếu Nước

Các Dấu Hiệu Để Nhận Biết Một Cơ Thể Đang Thiếu Nước

Theo Cơ quan Y tế Anh (NHS) các triệu chứng mất nước, thiếu nước bao gồm:

 - Đi tiểu ít : Trung bình 1 người khỏe mạnh đi tiểu khoảng 6 -7 lần/ngày. Nếu số lần đi tiểu dưới 2 – 3 lần/ngày hoặc không đi tiểu trong vài giờ liền thì đây chính là dấu hiệu báo động cơ thể bạn đang thiếu nước.

 - Da khô : Ngay cả khi bạn dùng kem giữ ẩm, cấp ẩm mà da vẫn khô thì cần điều chỉnh lượng nước mà mình cung cấp cho cơ thể mỗi ngày.

 - Nhức đầu : Thiếu nước, bạn sẽ luôn có cảm giác người mệt mỏi, đầu óc lơ mơ, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, hơi choáng. Đầu có cảm giác đau với mọi tư thế, nhất là khi cúi gập người, đi lên cầu thang…

 - Nước tiểu có màu : Khi cơ thể bạn thiếu nước, nước tiểu của bạn sẽ có màu nâu sẫm, vàng đậm, đục; khô họng, khô mắt, khô môi 

 - Đói bụng : Luôn có cảm giác đói ngay cả khi vừa ăn xong.

Uống Nước Như Thế Nào Là Đủ Và Đúng Cách

icon mũi tênBạn nên biết : 7 triệu chứng dễ nhận biết cơ thể bạn đang “khát” nước

Uống Nước Như Thế Nào Là Đủ Và Đúng Cách?

Nước là loại thức uống cần thiết cho cơ thể. Có nhiều tác dụng khi uống nhiều nước, tuy nhiên việc uống quá nhiều hoặc quá ít nước đều tác động không tốt đến các hoạt động trong cơ thể. Khi bổ sung nước cho cơ thể, bạn cần nhớ rằng:

 - Mỗi ngày nên uống đủ 2 lít nước để giúp cơ thể vận hành tốt. Thực tế, không có nguyên tắc nào quy định phải uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày. Mỗi thể trạng sẽ có sự khác biệt về lượng nước uống, do đó không thể áp dụng công thức chung. Bạn chỉ cần đảm bảo mình không cảm giác khát, sau khi uống không ị đầy trướng bụng. Nếu muốn uống nước mà cơ thể không từ chối thì nên tiếp tục uống.

 - Người có chức năng thận, gan, tim, dạ dày không tốt thì nên xem xét khả năng bài tiết mồ hôi và nước tiểu của mình để xác định lượng nước cần uống.

 - Người mắc bệnh tiểu đường, sỏi thận nên uống nhiều nước hơn người bình thường để đào thải, bài tiết chất cặn bã, các vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Lượng nước tối thiểu mà cơ thể bạn cần trong một ngày được tính như sau: Cân nặng (lbs) x 0.5 = Lượng nước cần uống (oz). Trong đó:1 lbs = 0.5kg, 1 oz = 0.03 lít. 

 - Nên uống mỗi lần một ngụm nước, không uống quá nhiều để tránh làm hàm lượng kali và natri giảm đột ngột.

icon mũi tênCó thể bạn chưa biết :  Tư thế uống nước đúng cách

Những Lưu Ý Cần Biết Khi Uống Nước Mỗi ngày

Khi bổ sung nước cho cơ thể, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

 - Theo y học trung quốc, nước ấm là loại nước tốt nhất mà chúng ta nên sử dụng, chúng thường ở 40 – 50 độ C. Có tác dụng dưỡng âm, tăng dương, thúc đẩy lưu thông máu, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau nửa đầu, đau thần kinh. 

 - Việc uống nước lọc có thể giúp tiêu thụ thêm 80 calo mỗi ngày, tương đương với năng lượng trong 1 quả trứng. Uống nước lọc rất tốt cho việc ổn định nhiệt độ ở người tập thể dục, thể thao.

  - Không uống nước đá, nước lạnh dưới 10 độ C khi ăn vì chúng làm chậm quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất của cơ thể. 

 - Không nên uống nước, ăn đồ nóng trên 65 độ C vì làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Các loại nước này bao gồm nước trà chỉ mới pha sau một thời gian đã lấy ngay (70 độ C), nước lẩu, súp, cháo vừa được lấy ra (80 độ C), nước cà phê pha bằng máy (95 độ C).

Trên đây là một số thông tin về các mối nguy hại khi cơ thể thừa nước, cũng như các dấu hiệu nhận biết khi nào cơ thể thừa hoặc thiếu nước. Có thể thấy, việc uống quá nhiều hoặc quá ít nước mỗi ngày đều không tốt. Do đó, để đảm bảo cơ thể được khỏe mạnh, bạn nên uống tối thiểu 1 lít nước và tối đa 3 lít nước mỗi ngày tùy theo thể trạng.

Tin tức liên quan

ĐỂ LẠI THÔNG TIN CỦA BẠN