Những thói quen uống nước có hại cho sức khỏe, bạn có đang làm điều này?
2020-06-10 02:17:48
Chúng ta đều biết nước là chất dinh dưỡng tuy không cung cấp năng lượng nhưng đặc biệt cần thiết cho một cơ thể sống, việc uống nước thường xuyên rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu uống không đúng cách thì sẽ có tác dụng ngược lại đấy. Trong bài viết này WinWater.vn sẽ chia sẻ để các bạn những thói quen uống nước có hại cho sức khỏe mà chúng ta dễ mắc phải mà không để ý tới. Bạn hãy đọc và xem mình có bị dính cách nào không rồi sửa đổi nhé.
Tưởng chừng như uống nước rất đơn giản và không có gì nguy hiểm, nhưng nếu bạn uống nước sai cách, nó cũng sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn, gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ quan nội tạng, thậm chí là gây hiểm cho sức khỏe nói chung.
1. Chỉ uống nước khi khát
Uống nước có thể làm dịu cơn khát của bạn, nhiều người nghĩ rằng việc uống nước sau khi khát là một vấn đề tất nhiên nhưng đây lại là sai lầm gây hại cho sức khỏe. Nếu đợi đến lúc khát mới uống nước thì lúc này cơ thể của bạn đã bị mất 1% nước rồi. Uống nước không phải chỉ để thỏa mãn cơn khát, mà còn để góp vào quá trình tham gia trao đổi chất, để cơ thể hô hấp dễ dàng hơn.
Uống nước không phải chỉ để thỏa mãn cơn khát mà còn bảo vệ cho sức khỏe của bạn
Uống nước cũng được chia thành uống nước chủ động và thụ động, đa phần mọi người chọn cách uống nước thụ động, nghĩa là chỉ khi nào cảm thấy khát mới uống nước nhưng lúc này tình trạng thiếu nước trong cơ thể đã trở nên rất nghiêm trọng, thiếu nước trong thời gian dài sẽ làm tăng độ nhớt của máu và gây ra các bệnh về tim mạch và mạch máu não. Thời gian dài thiếu nước sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến bệnh tim, huyết quản. Ngoài ra, càng không chú ý uống nước, thói quen uống nước sẽ ngày càng ít, cơ thể người sẽ ngày càng khô.
Trung bình một người trưởng thành cần uống khoảng 1,5 – 2 lít nước một ngày, đối với vận động viên tập thể thao uống từ 2- 3,5l nước mỗi ngày, chưa tính lượng cung cấp qua nước canh, xúp,… trong bữa ăn. Với trẻ em thì lượng nước đưa vào được tính toán chính xác dựa vào ký lô cân nặng. Mỗi người ở mỗi thời điểm, hoàn cảnh môi trường, mức độ làm việc, tình trạng bệnh lý khác nhau sẽ có nhu cầu nước khác nhau. Nói chung là nên cung cấp đủ nước cho cơ thể để có những hoạt động tốt nhất dù bạn có khát hay không. Tốt nhất là mọi người nên chủ động uống nước, thỉnh thoảng nhấp 1,2 ngụm nước, chia nhiều lần trong ngày.
Bạn nên tham khảo : Mẹo hay biến việc uống nước nhàm chán trở nên thú vị
2. Uống luôn nước vừa đun sôi
Uống nước đun sôi là thói quen tốt, nhưng bạn có biết không thể uống nước ngay khi nó vừa được đun sôi? Bởi nước sinh hoạt chúng ta dùng hàng này đều đã thông qua khử trùng bằng clo, mà clo kết hợp với chất hữu cơ sẽ lưu lại trong nước, sinh ra các hợp chất gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, chloroform.
Không uống nước quá nóng, điều đó sẽ làm hại đến cơ thể bạn
Sau khi lấy nước vào ấm nên để một lúc rồi hãy đun; nước sắp sôi thì mở nắp ra; cuối cùng, đợi nước sôi sau 3 phút mới tắt bếp. Làm đúng quy trình này sẽ giúp lượng clo trong nước giảm đạt mức tiêu chuẩn an toàn. Làm như vậy nước mới đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình bạn.
3. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần.
Nhiều người nghĩ rằng, nước uống đun càng nhiều càng kỹ, càng diệt được vi khuẩn, nước càng sạch. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống nước đun đi đung lại ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Các chuyên gia cho biết, trong nước thường chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Nước đun sôi có chứa nhiều nitrat, khi uống vào trong cơ thể sẽ bị khử trở lại là muối nitric. Mà muối nitric sẽ làm hỏng công năng vận chuyển dưỡng khí trong máu, làm cho tim đập nhanh, hô hấp khó khăn, nặng hơn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Bên cạnh đó, các kim loại nặng có trong nước đó cũng có hại đối với sức khoẻ con người.
4. Uống nước ngay sau tập thể dục
Có một lưu ý là không uống nhiều nước ngay sau khi tập thể dục vất vả hoặc đổ mồ hôi quá nhiều, tốt nhất bạn nên bổ sung nước trước và sau khi luyện tập 30 phút. Bởi vì sau khi tập thể dục, nhịp tim tăng cao, telangiectasia bị giãn, nếu ngay lập tức uống nước, rất dễ gây tổn thương cho tim, lá lách và thận.
Bạn nên bổ sung nước trước và sau khi luyện tập 30 phút
Bài viết hay cho bạn tham khảo : Tập thể dục xong uống nước cũng cần phải đúng cách
5. Uống nước ngay sau khi ăn
Uống nước luôn có lợi nhưng hành động uống nước ngay sau bữa ăn có thể làm loãng lượng enzyme tiêu hóa trong cơ thể, khiến cơ thể gặp khó khăn khi phải tiêu hóa lượng lớn thức ăn bạn vừa hấp thụ.
Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định uống nước ngay sau bữa ăn có thể gây ra những tác động xấu đến cơ thể; làm gián đoạn thời gian thực tế cần để tiêu hóa thức ăn do dịch vị dạ dày bị pha loãng và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ợ nóng, ợ chua.
Khi hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, thực phẩm trong cơ thể chưa được tiêu hóa. Hàm lượng glucose từ thức ăn sẽ được chuyển thành chất béo và lưu trữ trong cơ thể, dẫn tới sự gia tăng mức insulin, tăng lượng đường trong máu và gây ra chứng béo phì, tiểu đường.
Tốt nhất bạn nên uống một chút nước trước bữa ăn để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Ngoài ra, uống nước trong bữa ăn cũng được coi là tốt, vì nó làm tăng thêm độ ẩm cho thực phẩm, giúp cơ thể tránh các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột như táo bón.
6. Ăn mặn không uống nước lọc ngay.
Ăn quá mặn sẽ dẫn đến huyết áp cao, cũng có thể làm cho sự tiết nước bọt giảm, miệng bị niêm mạc phù nề… Do đó, sau khi ăn mặn, bạn nên uống nhiều nước, tốt nhất là nước khoáng đơn thuần hoặc nước chanh, không nên uống nước có đường, sữa vì đường không giảm được cơn khát.
7. Uống nhiều nước trước khi đi ngủ
Uống một lượng nước nhỏ trước khi đi ngủ có thể ngăn ngừa sự tăng độ nhớt của máu vào ban đêm, nhưng bạn chú ý không nên uống nhiều nước để không làm tăng lượng nước tiểu về đêm, gây hại cho thận và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Bạn chỉ nên uống một lượng nước nhỏ trước khi đi ngủ
8. Không uống nước trước khi đi ngủ
Khi ngủ, do thành phần nước trong cơ thể mất đi, khiến cho nước trong máu giảm, độ dính của máu tăng cao. Ngoài ra, vào những ngày khô, nước còn có tác dụng làm nhuận đường hô hấp, giúp bạn ngủ ngon hơn. Do vậy, trước khi đi ngủ bạn không cần phải uống quá nhiều nước mà chỉ nên uống một, hai ngụm nhỏ là đủ.
Bạn đã biết chưa : Thời điểm vàng để uống nước trong ngày
9. Uống nước đóng chai sai cách
Nhiều người nghĩ rằng, nước đóng chai an toàn hơn nước máy. Có thể đúng, nhưng những chai đựng nước không được tái chế khi sử dụng và việc lọc nước tại các nhà máy tư nhân không đảm bảo.
Đặc biệt là khi nước đóng chai để ở nhiệt độ cao, hoặc sau khi mở nắp không uống hết kịp thời. Ngoài ra, nước đóng chai không để được ở môi trường nhiệt độ cao, dưới ánh nắng mặt trời. Do vậy, bạn nên hạn chế sử dụng các loại nước này.
Vì vậy, nếu bạn vẫn thích uống nước đóng chai, bạn nên nhớ không được để nước ở môi trường nhiệt độ cao, phơi dưới ánh sáng mặt trời, hoặc để ở cốp xe. Không nên đổ nước vừa đun sôi vào chai nhựa mà nên để nguội rồi mới đổ vào.
10. Thay nước bằng các thức uống có ga.
Rất nhiều người chọn các loại nước có ga để uống thay nước, nhưng trong nước có ga thường chứa chất kích tính, nếu bạn uống trong thời gian dài nó sẽ gây bệnh cho bạn.
Nước có ga không có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể, mà nó còn làm giảm sự ngon miệng, giảm ham muốn uống nước, ảnh hưởng đến hô hấp và tiêu hóa. Nếu nhất định phải uống nước có vị, bạn cũng cần tuân theo thể chất cơ thể để có những thay đổi thích hợp.
Bên trên là 10 điều mà chúng ta hay dễ mắc phải trong việc bổ sung nước uống hàng ngày. Đọc qua bài viết bạn có thấy mình đang dính phải thói quen uống nước có hại cho sức khỏe nào không?
Hãy nhớ, uống nước đem lại nhiều tác dụng cho có thể của con người, chúng ta cần bổ sung nước đều đặn mỗi ngày nhưng cũng phải đúng cách và khoa học đó nhé.
Thông tin hữu ích cho bạn : Công Thức Uống Nước Theo Cân Nặng Đúng Chuẩn Khoa Học